Trang chủ  
  Sơ đồ Website  
  Diễn đàn  
  Liên hệ  
 
Tiếng Việt | English
 
Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức - Sự kiện
Thông tin trong Nước
Nhà đất - Đo đạc
Tin Tức - Hoạt Động
Hệ thống văn bản
Hướng dẫn thủ tục
Hoạt động - Tổ chức
Đăng ký ĐĐBĐ Trực tuyến
Hỏi - Đáp Online
Thư viện ảnh
Diễn đàn Nội bộ
Góp ý - Liên hệ
Tìm kiếm
Thông tin cần biết
Thời tiết
Giá vàng
Tỷ giá
Chứng khoán
Liên kết Website
Thống kê truy cập
16.677.128
Trung tâm Đo đạc bản đồ thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2020 | Tin hoạt động tháng 3/2019 | Tin hoạt động của Chi đoàn | Quản lý nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại | Ban hành Thông tư liên tịch quy định việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất
Hiến pháp sửa đổi và “một thông điệp rất quan trọng”
Hiến pháp sửa đổi và “một thông điệp rất quan trọng”Trong chương về kinh tế của Hiến pháp sửa đổi, đã nói rõ các thành phần kinh tế đều được nhà nước bảo hộ và nhà nước không quốc hữu hóa những tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, nhà sản xuất, nhà kinh doanh.

“Đây là một thông điệp tôi nghĩ rất quan trọng”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trả lời câu hỏi của VnEconomy, sau khi Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội thông qua, sáng 28/11.

Nhiều điểm đáng chú ý cũng được Phó chủ tịch phân tích khi trả lời câu hỏi của báo chí

Quyết định của mỗi đại biểu đều rất quan trọng với việc thông qua bản Hiến pháp này. Vậy ông nghĩ thế nào, khi có hai đại biểu đã không biểu quyết ở phiên hôm nay?

Đó cũng là chính kiến của đại biểu Quốc hội, cái quyền của đại biểu Quốc hội chứ không thể áp đặt họ được.

Không thể nói rằng tất cả mọi người 100% là phải đồng ý thực hiện theo tinh thần của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đó là ý kiến của họ, tôi nghĩ là chuyện bình thường trong xã hội bây giờ.

Yêu cầu đổi mới thể chế kinh tế đang được đặt ra rất cấp bách, vậy bản Hiến pháp lần này có tạo đột phá nào cho yêu cầu đó?

Về thể chế kinh tế thì ngay chương 3 điều 51 đã khẳng định nhất quán mục tiêu, mô hình kinh tế của nhà nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Chương này cũng nói rõ các thành phần kinh tế đều được nhà nước bảo hộ, nhà nước không quốc hữu hóa các tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh.

Đây là một thông điệp tôi nghĩ rất quan trọng.
 
Hiến pháp cũng khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế, của các chủ thể, kể cả cá nhân đều được nhà nước tôn trọng, bảo đảm, đây là quyền thiêng liêng của họ

Với tư cách thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông còn băn khoăn, tiếc nuối gì với dự thảo lần này không? Chẳng hạn như quy định Hội đồng Hiến pháp đã đưa vào lại rút ra?

Chúng ta đang triển khai chủ trương, chính sách rất lớn. Đó là việc kiểm soát quyền lực mà chúng ta đã đưa vào trong Hiến pháp lần này ở tại điều 2, nói rằng quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, để bảo đảm quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, hiệu quả.

Bây giờ cơ chế kiểm soát quyền lực không đưa Hội đồng Hiến pháp vào ngay, nhưng trong các chương điều khác của Hiến pháp cũng đã thể hiện trên tinh thần, nguyên tắc đó.

Ví dụ như quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc cơ quan xét xử là tòa án, và trong các chương đó phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ mỗi cơ quan thì chính sự phân công đó cũng là để tạo điều kiện cho Hiến pháp kiểm soát quyền lực.

Trong Hiến pháp lần này, theo đề nghị của đại biểu Quốc hội và cử tri chúng ta thấy rằng cần phải ghi rõ vào chương về hiệu lực Hiến pháp một điều khoản nói về trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan khác nhà nước và trách nhiệm toàn dân trong việc bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm tính nghiêm minh, tôn trọng Hiến pháp theo tư tưởng nhà nước pháp quyền.

Đấy là điều thể hiện tinh thần kiểm soát quyền lực.

Hội đồng Hiến pháp là việc còn mới, cho nên ý kiến còn khác nhau, qua quá trình thảo luận vẫn còn ý kiến chưa tán thành. Như tôi đã nói nguyên tắc từ đầu, nếu vấn đề gì chưa có sự đồng thuận cao, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm mặc dù chúng ta biết đó là một phương tiện cần thiết, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục nghiên cứu.

Hiến pháp này là sản phẩm toàn dân, trong đó Đảng lãnh đạo, vậy thì Đảng đóng góp gì trong quá trình sửa đổi Hiến pháp này?

Hiến pháp sửa đổi lần này vẫn tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng điều quan trọng hơn, là cử tri và đại biểu Quốc hội mong muốn là phải xác định rõ trách nhiệm của Đảng so với bản Hiến pháp trước đây.

Trước đây trong điều 4 không nói rõ trách nhiệm của Đảng, thì lần này Hiến pháp sửa đổi đã đưa vào, và nhấn mạnh đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân. Đấy là sức sống của Đảng.

Thứ nữa, Đảng phải phục vụ nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Bởi vì Đảng lãnh đạo nhà nước xã hội thì phải chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo đó, cụ thể là những quyết định của mình. Nếu như quyết định không đúng, quyết định ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân thì đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và trước dân tộc. Đó là điểm rất mới.

Bản Hiến pháp này cũng chính là một quá trình thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng về mục tiêu, quan điểm, định hướng,  do vậy có thể nói Đảng gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản hiến pháp này.

Nói như Chủ tịch Ủy ban sửa đổi Hiến pháp thì đây là bản Hiến pháp kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân, phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân và thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu bảo vệ phát triển đất nước.

Thưa ông, quyền biểu tình đã được ghi rất nhiều trong các bản Hiến pháp của Việt Nam nhưng vẫn chưa được thể hiện bằng những đạo luật cụ thể và những quy định khác. Vậy làm thế nào để thực thi triệt để?

Quyền về tự do dân chủ lập hội biểu tình không chỉ quy định trong Hiến pháp lần này mà cả các bản Hiến pháp trước đây. Như vậy, để triển khai cái đó, thì rõ ràng tới đây, phải ban hành luật để quy định rõ điều kiện, thủ tục trình tự để công dân thực hiện quyền đó, và quyền đó là quyền hiến định.

 

Nguồn: VnEconomy.vn

 




Video Clip
Tin mới
 

Công đoàn Trung tâm Đo đạc Bản đồ tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2014-2019

Hỗ trợ trực tuyến



Thư viện ảnh
Quảng cáo
 
 

©Copyright 2008 dodacbando.gov.vn, all rights reserved. Thiết kế web bởi 4PSoft
Trung tâm đo đạc Bản Đồ - 38H Phan Đăng Lưu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 38.414.961- Fax: (08) 35.512.388
Email: trungtam@dodacbando.gov.vn

may ao thun Kem sua chua May ao thun may ao thun dong phuc Dinh cu Canada dich vu ke toan tron goi san xuat đo bo san xuat huy hieu Day deo the